Móng bè là gì? Bản vẽ kết cấu móng bè trong xây dựng

Móng bè là gì

Móng bè là gì? Bản vẽ kết cấu móng bè trong xây dựng

02/07/2022

Trong cấu trúc tòa nhà, nền móng và phần quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của công trình.

Bạn có muốn biết móng bè là gì không? Kết cấu móng bè, và công nghệ thi công? Giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến ​​thức về móng bè để áp dụng làm nền móng vững chắc. IGcons sẽ giải thích một cách đơn giản nhất qua bài viết sau.

Móng bè là gì

Móng bè là gì?

Móng bè còn được gọi là móng tổng hợp. Đây là loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nơi nền yếu hoặc những nơi có diện tích bé không thể chia các phân khu. Thường được sử dụng cho nơi địa chất không đều và yêu cầu chịu lực không quá lớn. Thích hợp cho kết cấu nhà kho, tầng hầm, nhà phố có diện tích nền nhỏ… Một loại móng được chuyên gia đánh giá cho nhiều ứng dụng. Xây dựng móng bè trên nền đất đã qua xử lý và gia cố bằng cọc tre sẽ là giải pháp tốt nhất cho công trình.

Cấu tạo của móng bè

Hiểu một cách đơn giản móng bè giống như một bản dầm sàn tầng được quay ngược lại làm thành móng. Bản móng bè kéo dài trên toàn bộ công trình và dưới các dầm móng. Về cơ bản, một móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn sau:

  • Lớp đúc bê tông sàn cần phải dày >10cm.
  • Kích thước dầm móng theo tiêu chuẩn: 300×700 (mm).
  • Các mũ liên kết bè và dầm vát góc 45 độ

Cấu tạo thép móng bè

Thép bản móng theo tiêu chuẩn: 2 lớp thép đạt Φ10a200.

Thép dầm móng theo tiêu chuẩn: Thép đai đạt Φ8a150,  thép dọc đạt 6Φ(16-22).

Tham khảo thêm các loại móng xử lý nền đất yếu khác như:

  • Móng băng
  • Móng đơn
  • Móng cọc

Thiết kế móng bè

Tùy theo công trình xây dựng mà chúng tôi sẽ đưa ra những tính toán chi tiết và tiêu chuẩn cho việc thiết kế móng bè.

Thiết kế móng bè

Tiêu chuẩn để thiết kế móng bè

Việc thiết kế kết cấu cho ngôi nhà nói chung và móng bè nói riêng cần áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, như TCVN 9362:2012 , TCVN 323 :2004, TCVN 4319:2002….

Trước khi lựa chọn phương án móng cần phải xem xét các số liệu và khảo sát địa chất khu vực xây dựng. Nếu thích hợp, việc xây dựng sẽ tiếp tục.

Các vật liệu và bộ phận kết cấu sử dụng trong xây dựng nền phải đáp ứng các yêu cầu của thiết kế.

Tính toán thiết kế móng bè

Định nghĩa về ứng suất là rất cơ bản đối với công nghệ xây dựng và có thể giúp tính toán vật liệu và sức mạnh của các cấu kiện xây dựng. Việc tính toán hiệu suất móng được chia theo diện tích. Một ví dụ điển hình cho chúng ta thấy, như một tòa nhà có kích thước 5 x 5 và nặng 50 tấn. Và được xây dựng bằng móng bè thì sức chịu tải của nền bằng: trọng lượng / diện tích = 50/25 = 2 tấn / 1 mét vuông. 

Do đó khi làm móng bè 1m2 có thể chịu được lực tương đương 2 tấn. Cùng một tòa nhà được chống đỡ bởi 4 cột, mỗi cột 1 x 1m, với tổng diện tích móng là 4 m2. Ứng suất đối với đất là 50/16, tức là khoảng 12,5 tấn / mét vuông. Do đó, việc tăng tổng diện tích của móng có thể làm giảm đáng kể sức cản của đất.

Bản vẽ kết cấu móng bè

Mỗi thiết kế phải trải qua tính toán cấu trúc chi tiết để có thể xem dữ liệu cụ thể nhằm đưa ra cách triển khai chính xác.

Bản vẽ kết cấu móng bè

Kết cấu móng bè nhà dân sử dụng cọc tre

Cọc tre được dùng để gia cố đất nền và được đóng hoàn toàn dưới móng. Thông thường mật độ là 25 cọc/ m2 đất được thi công bằng máy đóng ngập xuống phía dưới nền. Phía trên đầu cọc được rải một lớp cát khoảng 10cm để tạo mặt phẳng trước khi thi công.

Bản vẽ móng bè

Dưới đây là một số bản vẽ móng bè để bạn tham khảo:

Bản vẽ móng bè nhà dân

Bản vẽ móng bè nhà dân

Bản vẽ của biện pháp trong thi công móng bè

Bản vẽ của biện pháp trong thi công móng bè

Bản vẽ cấu tạo móng bè

Bản vẽ cấu tạo móng bè

Tiêu chuẩn và bản vẽ móng bè nhà dân

Tiêu chuẩn cấu tạo, kết cấu móng bè trong bản vẽ

Để có một bóng bè vì kèo tiêu chuẩn vững chắc thì cần phải đổ bê tông 1 lớp mỏng, đặt bản móng dưới kết cấu và dầm móng. Khi thiết kế móng bè, trong bản vẽ có 4 loại cơ bản, mỗi loại có các tiêu chuẩn khác nhau:

  • Đối với bản phẳng: Sử dụng phổ biến chiều dày của bản, có hệ số e thường được chọn = (⅙)l, với khoảng cách các cột là l < 9m, trọng tải quy định là 1000 tấn/ cột.
  • Đối với bản ngược: Được dùng cho các công trình có yêu cầu cho độ uốn lớn. Với các công trình có quy mô vừa, bản vòm cũng có thể chọn cấu tạo là gạch đá, bê tông được chọn thường có e = (0,032 l + 0,030)m và độ võng vòm là f=1/7l ~ 1/10.
  • Đối với kiểu sườn: Thông số chuẩn về bề dày của móng kiểu sườn thường có e = (1/8)l ~ (1/10) , có độ cách của các cột là l > 9m. Có 2 loại hình thức cấu tạo kiểu sườn là sườn nằm trên bản, sườn nằm bên dưới có tiết diện hình thang.
  • Đối với kiểu hộp: Loại móng bè được sử dụng phổ biến nhất bởi sự tối ưu và khả năng phân bố lực đều nhất. Móng bè có dạng hộp thích hợp cho nhà dân có 2 tầng trở lên. Tuy nhiên, móng bè kiểu này có trọng lượng là khá nhẹ với độ cứng tốt. Vì thế thông thường độ phức tạp sẽ khó hơn và cần dùng thêm nhiều thép hơn.

Để tính toán được kết cấu móng bè cần có sự phân chia theo khu vực để đảm bảo cho an toàn và giúp giảm giá thành.

Ví dụ: một công trình xây dựng ngôi nhà 6m x 5m nặng 60 tấn thì lựa chọn loại móng bè để thi công. Khi đó khả năng chịu lực của kết cấu móng bè sẽ được tính như sau:

Trọng lượng công trình đó / tổng diện tích xây dựng = 60 tấn / 30 mét vuông = 2 (tấn). Có thể thấy rằng móng bè cần được xây dựng ở đây cho một kết cấu có khả năng chịu tải 2 tấn / m².

Tuy nhiên, nếu móng bè được đỡ bằng các cột thì khả năng chịu lực cần tăng lên rất nhiều. Ví dụ ở công trình trên nếu có thêm 4 trụ x 1m thì tổng diện tích móng là 4m2. Hiệu suất trên mặt đất khi đó là 60/16 và sẽ giảm xuống khoảng 12,5 tấn / m². Kết quả là tổng diện tích của móng tăng lên, gây ra lực cản cho đất nền và công trình do đó bị giảm đi đáng kể.

Tiêu chuẩn trong kích thước móng bè

Tiêu chuẩn cho kích thước móng bè cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Lớp đúc bê tông sàn cần phải dày >10 cm
  • Kích thước của dầm móng đạt tiêu chuẩn là 300×700 mm
Tiêu chuẩn trong kích thước móng bè

Tiêu chuẩn về vật liệu khi thực hiện làm móng bè

  • Thép bản móng tiêu chuẩn cần sử dụng ít nhất 2 lớp thép phi 10a200
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn cần sử dụng loại thép dọc 6 phi (16-22), thép đai phi 8a150 mới đảm bảo được an toàn cho toàn bộ công trình.

Quy trình trong thi công móng bè trong xây dựng nhà ở dân dụng

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi làm một loại móng nền hoặc bất kỳ cần làm sạch, dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị cũng như nhân công là điều không thể thiếu. Chuẩn bị càng kỹ lưỡng các công đoạn càng tốt thì công việc xây dựng diễn ra suôn sẻ hơn.

Bước 2: Đào hố móng và xây tường móng

Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất quy định trong hồ sơ thiết kế quyết định. Sau đó, đội thi công sẽ tiếp tục thi công phần móng tường.

Bước 3: Đổ bê tông cấu kiện

Sau khi đan cốt thép theo chỉ dẫn của bản thiết kế thì tiến hành công tác đổ bê tông cho móng. Đối với móng bè, việc đổ bê tông được tiến hành theo từng lớp, từng lớp, đổ đến đâu đầm kỹ đến đấy ộ dày từ 20 cm – 30 cm. Tiếp tục đổ khi lớp dưới bắt đầu đông đặc

Bước 4: Bảo dưỡng chúng bằng nước sạch

Khi nào thì nên sử dụng móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng nền được hiểu là một cái nền nằm bằng phẳng trên mặt đất. Móng bè chiếm toàn bộ diện tích công trình, so với móng cọc thì móng bè được thiết kế trên nền móng mềm. Giúp chuyển trọng lượng và nâng đỡ toàn bộ cấu trúc dưới lòng đất.

Trên thực tế, móng bè thường được sử dụng trong các công trình thấp tầng yêu cầu kết cấu chịu lực cao. Trong hệ thống móng nông gồm có móng đơn, móng bằng, móng bè thì tính chịu lực của móng bè là cao nhất.

Khi nào nên sử dụng móng bè

Ưu và nhược điểm của móng bè là như thế nào?

Ưu điểm

  • Đây là giải pháp tốt nhất cho các công trình có tầng hầm, nhà vệ sinh, bể chứa, nhà kho hoặc bể bơi.
  • Đặc biệt phù hợp với các công trình nhỏ như nhà 4 tầng, nhà 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng, thời gian thi công nhanh chóng.
  • Nên xây dựng ở khu vực có mật độ xây dựng thấp, tác động hai chiều nhỏ gần các dự án liền kề.

Nhược điểm

  • Móng bè dễ bị lún không đều do lớp địa chất bên dưới tại vị trí khoan có thể thay đổi và độ lún bị lệch, lúc này sẽ xuất hiện các vết nứt làm giảm tuổi thọ của kết cấu.
  • Không phải tất cả địa chất hoặc địa hình đều có thể áp dụng được loại móng này.
  • Độ sâu móng nông nên có thể gặp các vấn đề như ổn định do thoát nước ngầm và ảnh hưởng của động đất.
  • Dễ tác động đến nền của các công trình lân cận khi chiều cao chôn móng không đủ sâu

Lưu ý khi thi công nền móng bè

  • Móng bè không thể được sử dụng cho tất cả các kết cấu. Vì vậy, khi xây dựng móng bè cần chú ý đến các khâu giám sát và bảo dưỡng móng.
  • Sau khi đổ bê tông cần thường xuyên phun nước tạo độ ẩm nhất định để nền không quá cứng. Tránh hiện tượng xi măng hư do thấm nước mưa lâu ngày nhiều ngày. Ngoài ra, cần tránh phơi nắng, ánh nắng quá nhiều có thể gây nứt bề mặt bê tông. Thời hạn sử dụng của bê tông cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là từ 1 đến 2 ngày sau khi đổ bê tông. Đảm bảo bê tông được liên kết thực sự và chắc chắn, không bị lún hoặc rỗng.
  • Ngoài ra, cần lưu ý thiết kế với phần móng yếu như móng bè là phù hợp nhất. Mặt khác, điều này không có nghĩa là nền đất sẽ được phép có nguy cơ sụt lún. Sau khi thi công xong phải điều chỉnh lại độ lún có đều hay không, nếu không sẽ làm mất cân đối độ dày của móng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn hoàn thiện sau này của công trình.
  • Ngoài ra, khi thi công móng, cột là điểm quan trọng để truyền tải trọng cho công trình. Vì vậy cần chú ý bố trí khoảng cách cột phù hợp với yêu cầu của loại công trình. Có thể tận dụng hết trọng lực giảm xuống trong bè là tốt nhất và an toàn nhất.

Những sai lầm khi thiết kế thi công móng bè

Từ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thi công xây dựng nhiều năm. IGcons nhận thấy phần lớn các bản thiết kế móng bè trong thị trường dân dụng hiện nay không để ý đến vấn đề thoát nước , bể nước, bể phốt của công trình. Nên khi thi thiết kế móng bè cần lưu tâm để việc này để điều chỉnh độ sâu móng và độ sâu bể phù hợp.

Nên thiết kế thêm các lỗ thoát nước trong nền móng để tránh việc lún lệch hoặc đẩy trồi nền các công trình liền kề.

Những công trình sử dụng móng bè

Công trình sử dụng móng bè
Công trình dùng móng bè

Đơn vị thi công và thiết kế móng bè uy tín

Để có được một không gian sống như ý, ngoài các dự án thiết kế biệt thự đẹp, bắt buộc phải có một quá trình thi công đảm bảo chất lượng. Xuyên suốt cả giai đoạn thi công là rất nhiều công việc cần phải thực hiện, chọn nhà thầu có kinh nghiệm và trách nhiệm sẽ đảm bảo cho một trải nghiệm trọn vẹn. Nhất là, công việc, việc chăm sóc gia đình của bạn hoàn toàn không bị đảo lộn.

Đặc biệt, ngay ở hạng mục về móng, phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm thì mới có thể giúp cho bạn đánh giá và đưa ra được giải pháp thi công an toàn. Ngôi nhà của bạn luôn bền vững và công tác thi công sẽ hạn chế tối đa việc gây ra ảnh hưởng đến công trình lân cận làm bạn tốn nhiều thời gian, chỉ phí.

Để chọn được nhà thầu uy tín cần tham khảo các yếu tố sau:

– Tham khảo dự án nhà thầu đã thực hiện trên website, tham khảo các công trình thực tế, nói chuyện với khách hàng cũ của nhà thầu ấy để có những đánh giá đầu tiên.

– Nhà thầu có thường đứng ra thay mặt bạn thực hiện tất cả các công tác từ khi dự án bắt đầu đến khi kết thúc, có cam kết chịu trách nhiệm và bồi thường bằng chi phí của họ nếu có lỗi phát sinh từ phía nhà thầu không?

– Họ có cam kết bảo hành, sửa chữa nhiều năm về sau khi bàn giao nhà không?

– Nhà thầu chọn giải pháp xây dựng  tiết kiệm chi phí cho bạn thay vì thi công nhanh và dễ dàng mà tốn nhiều chi phí của bạn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo, cấu tạo và biện pháp thi công móng bè – móng bè là một loại móng tương đối phổ biến trong kỹ thuật xây dựng hiện nay. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn sẽ có được một số kiến ​​thức. Có khả năng giám sát và thi công móng bè tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.

02/07/2022

Bài viết liên quan

giá xây nhà trọn gói
Báo giá xây nhà trọn gói 2023 – 2024 chi tiết nhất: Tìm hiểu ngay

Mục Lục1 Giá xây nhà trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?2 Báo giá xây nhà trọn gói 2023 – 2024 chi tiết nhất2.1 Báo giá xây nhà trọn gói phần thô2.2 Báo giá xây nhà trọn gói chìa khóa trao tay3 Giá xây nhà trọn gói hợp lý, cạnh tranh – Liên […]

Xem chi tiết

công ty xây dựng uy tín tại Hà Nội
Những tiêu chí giúp khách hàng chọn đúng công ty xây dựng uy tín tại Hà Nội

Mục Lục1 Công ty xây dựng uy tín Hà Nội sẽ mang tới những lợi ích gì cho khách hàng?2 Những tiêu chí giúp khách hàng chọn đúng công ty xây dựng uy tín tại Hà Nội 3 Lựa chọn công ty xây dựng uy tín Hà Nội – Liên hệ ngay IGcons Tại Hà Nội, […]

Xem chi tiết

Thi công xây dựng trọn gói
Thi công xây dựng trọn gói IGcons: Nhanh chóng, chất lượng, tiết kiệm

Mục Lục1 100% công trình do IGcons thi công xây dựng trọn gói đúng tiến độ2 Các công trình do IGcons thi công xây dựng trọn gói đảm bảo chất lượng hoàn hảo, bền vững theo thời gian3 Giúp khách hàng tối ưu ngân sách xây dựng  Với gần 10 năm kinh nghiệm, IGcons đã […]

Xem chi tiết

0838.909.468