Kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà nhiều người chưa biết
Mục Lục
- 1 Xây nhà có đơn giản không?
- 2 Tìm hiểu 9 kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà người xây nên biết
- 2.1 Bước 1: Xác định nhu cầu sống, sinh hoạt và kinh doanh của gia đình
- 2.2 Bước 2: Xác định diện tích xây dựng nhà ở
- 2.3 Bước 3: Dự phòng khoản kinh phí xây dựng nhà ở
- 2.4 Bước 4: Tìm kiếm các đơn vị thiết kế và thi công nhà ở
- 2.5 Bước 5: Thống nhất lại thiết kế của căn nhà lần cuối
- 2.6 Bước 6: Xin phép xây dựng nhà
- 2.7 Bước 7: Chốt hợp đồng và ký kết với đơn vị nhà thầu thi công
- 2.8 Bước 8: Tìm kiếm đơn vị giám sát thi công công trình hoặc người giám sát
- 2.9 Bước 9: Làm quen hàng xóm và khu phố
- 3 Kinh nghiệm làm nhà mới
- 4 Thi công phần thô
- 5 Thi công phần hoàn thiện
- 6 Những lưu ý khi bắt tay vào xây nhà
Không phải ai cũng có kinh nghiệm xây nhà đặc biệt là đối với những người mới xây nhà lần đầu, thậm chí những người đã xây nhà lần 2, lần 3 cũng chưa nắm rõ những kinh nghiệm xây nhà. Bởi vì xây nhà cần có nhiều kiến thức chuyên môn cao mà không phải ai cũng có được, để làm hết khối công việc lớn trong toàn bộ quá trình xây nhà.
Vậy nên bài viết này của IGcons nhằm giúp cho các bạn lần đầu xây nhà có thêm kiến thức cũng như chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà mới. Đưa ra những phương pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí xây dựng, đảm bảo an toàn, bền đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Xây nhà có đơn giản không?
Xây nhà là đơn giản nhưng đó chỉ là đối với những người thợ đã làm lâu năm trong nghề còn đối với những con người bình thường như chúng ta xây nhà là một điều khó khăn, phải nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo cho một tổ ấm vững chãi. Còn đối với những nhà xây dựng đó là sự tích lũy kinh nghiệm xây nhà từ nhiều công trình lớn nhỏ mà họ đã thực thi.
Chỉ từ những điều đơn giản như trát vữa xi măng thì cũng cần có kinh nghiệm để hoàn thành nó, nếu không dù có trát nhiều xi măng đến đâu thì cũng là những mảnh vụn vỡ mà thôi.
Dựa trên lý thuyết, có 2 quá trình xây nhà là:
- Xây thô: tạo ra khung nhà
- Xây hoàn thiện: trát vữa, lát gạch, sơn tường,…
Khi nhìn vào người ta sẽ nghĩ rằng xây nhà là đơn giản, chỉ việc xếp gạch sao cho thẳng hàng, vuông vức, ngay ngắn, gắn lại với nhau một cách chắc chắn là có thể hoàn thành ngôi nhà. Nhưng khi chính tay thực hiện mới biết được nó không hề đơn giản như vậy.
Tìm hiểu 9 kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà người xây nên biết
Những căn nhà đầu tiên được thi công hay thậm chí thứ 2, 3 mọi người thường tìm đến những nhà thầu xây dựng tốt và nghĩ sẽ phải phụ thuộc vào nhà thầu từ A-Z. Vì thế nhiều gia đình cảm thấy khó khăn, vất vả hơn thế nữa là làm nhục chí những người xung quanh.
Đến với chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách xây nhà dễ dàng với 9 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định nhu cầu sống, sinh hoạt và kinh doanh của gia đình
- Ghi lại danh sách số thành viên trong gia đình
- Những người hay ở lại nhà hoặc thường xuyên ghé thăm nhà
- Những người đến theo thời gian cố định (vì mục đích công việc, riêng tư,..)
- Xác định chủ gia đình, trụ cột chính của gia đình sẽ dễ dàng hơn trong việc xem phong thủy và bố trí căn nhà.
Chú ý: Nên ghi rõ độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp cho mỗi thành viên để dễ dàng hơn trong việc xây dựng các phòng và bố trí nội thất cho căn nhà phù hợp với từng đối tượng và tiện nghi hơn khi sử dụng.
Bước 2: Xác định diện tích xây dựng nhà ở
Để dễ dàng trong việc xác định diện tích của ngôi nhà một cách phù hợp nhất cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Về nhu cầu sinh hoạt: tiếp khách, nghỉ ngơi, thờ cúng, phòng sinh hoạt chung, giải trí, nấu nướng, ăn uống, vệ sinh,hóng mát, sân vườn,…
- Số người ở: mỗi người sẽ có vị trí và diện tích ở phù hợp cho từng người và đặc tính công việc của họ.
Ngoài ra, chủ nhà cần tìm hiểu về quy định xây dựng của Nhà nước theo khu vực: diện tích tối đa, số tầng tối đa được phép xây và giới hạn chiều cao được phép xây dựng.
Như vậy từ 2 yếu tố kể trên gia chủ sẽ dễ dàng thỏa thuận với chủ thầu về diện tích xây dựng sao cho hợp lý mà vẫn theo đúng quy định của Nhà nước về bộ luật xây dựng.
Bước 3: Dự phòng khoản kinh phí xây dựng nhà ở
Ngoài các kinh phí đã tính toán từ trước bạn còn có thêm khoản kinh phí dự trù để đề phòng rủi ro trong quá trình xây nhà. Ngay từ ban đầu đừng đề ra mục tiêu quá cao ngoài tầm với vì bạn sẽ không biết được có rủi ro đến với bạn không, đó là kinh nghiệm xây nhà mà những người đi trước truyền lại.
Để tính chi phí dự trù gia chủ có thể làm theo các bước sau đây:
Xác định tổng quan nhất về chi phí xây nhà theo như trên thị trường và đặc biệt là nơi mình sống.
- Phần xây dựng thô được tính bằng diện tích căn nhà x giá thành chung của nguyên vật liệu
- Phần hoàn thiện thì tùy thuộc vào yêu cầu, sở thích của mỗi gia đình mà chi phí sẽ khác nhau.
Xác định chi phí phòng dự: các khoản phát sinh bất ngờ không nằm trong dự tính (có thể do thời tiết…), giá thành vật tư tăng trong quá trình xây dựng hay yêu cầu của gia chủ thay đổi.
Bước 4: Tìm kiếm các đơn vị thiết kế và thi công nhà ở
Sau khi đã hoàn thiện các khoản kinh phí xây dựng, chủ nhà cần tìm đến và tham khảo một số ý kiến của chuyên gia để hoàn thiện căn nhà của mình:
- Chuyên gia phong thủy: cần tham khảo về hướng xây nhà, tuổi xây, ngày tháng sao cho tài vận sum mãn, tốt cho cả về kinh tế lẫn sức khỏe của gia chủ. Lưu ý không nên chỉ xem một chuyên gia nhưng cũng đừng xem ở quá nhiều nơi.
- Kiến trúc sư: chúng ta cần chuẩn bị một cái đầu lạnh trước khi đến gặp kiến trúc sư để đảm bảo về phong cách mình muốn xây dựng như hiện đại-truyền thống, sang trọng hay đơn giản… Nhưng cũng đừng quá giữ kiến kiến bản thân mà không nghe lời khuyên của kiến trúc sư về nhưng chi tiết không khả thi trong ý tưởng của mình.
Ngoài ra, cũng nên cho kiến trúc sư biết về ý kiến của chuyên gia phong thủy để tiện trong việc bố trí căn nhà cũng như hướng xây dựng được hợp lý nhất.
- Đơn vị thi công: nên tìm kiếm, lựa chọn các đơn vị thi công uy tín và chất lượng của khu vực. Tránh chọn những đơn vị ít kinh nghiệm xây dựng hay những cá nhân riêng lẻ. Các phương án và bản thiết kế nhà ở của kiến trúc sư nên để đơn vị thi công chốt, tránh dẫn đến các trường hợp bất khả thi khi đang thi công không đáng xảy ra.
Bước 5: Thống nhất lại thiết kế của căn nhà lần cuối
- Chốt thiết kế với kiến trúc sư: cần xác định đúng về nhu cầu, sở thích, phong cách của gia đình với kiến trúc sư. Tránh sự thay đổi trong quá trình xây dựng làm mất thời gian, công sức,… Đặc biệt đối với các gia đình xây nhà lần đầu tiên chưa có kinh nghiêm xây nhà mới, tâm lý dễ lung lay khi nghe ý kiến của nhiều người.
- Góp ý, lắng nghe kiến trúc sư để hoàn thành phối cảnh, đáp ứng đúng nhu cầu của gia đình về mặt tiền, điện nước, sinh hoạt…
Bước 6: Xin phép xây dựng nhà
Việc xin giấy phép xây dựng cần thực hiện ngay khi đưa ra bản thiết kế, việc này đòi hỏi gia chủ và nhà thầu phải chuẩn bị chu đáo từ trước để kịp theo tiến độ dự tính ban đầu.
Khi đã chuẩn bị đày đủ giấy tờ, mọi người cần chờ 30-45 ngày để thủ tục xin phép được hoàn tất. Khi đó chủ nhà thầu có thể thực hiện thi công công trình dựng xây nhà.
Bước 7: Chốt hợp đồng và ký kết với đơn vị nhà thầu thi công
Sau các bước lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chất lượng, có đầy đủ giấy phép xây dựng. Tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng giữa hai bên liên quan. Gia chủ cần đặc biệt chú ý đến các khoản chi phí, mức phạt trái hợp đồng, các hạng mục xây dựng, tiến độ công trình,…
Hoặc gia chủ báo với đơn vị thi công trực tiếp xuống hiện trường xây dựng để theo dõi, giám sát thi công. Đảm bảo chừa lối đi và nơi để vật liệu xây dựng đối với những khu đông dân cư.
Bước 8: Tìm kiếm đơn vị giám sát thi công công trình hoặc người giám sát
Đây là bước được xem là quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua. Đây sẽ là điểm then chốt để quyết định căn nhà trong tương lai của các bạn có đẹp hay là không trong các khâu xây dựng. chủ nhà có thể tìm thuê tại địa phương hoặc nhờ những người thân trong gia đình có hiểu biết về xây dựng tới giám sát đơn vị thi công trong suốt quá trình làm việc và báo cáo lại tình hình tại hiện trường cho gia chủ được biết.
Bước 9: Làm quen hàng xóm và khu phố
Xây dựng nhà ở những khu đông dân cư sẽ gây rất nhiều phiền phức đến cho hàng xóm của bạn, từ những tiếng ồn của máy móc, công nhân, thậm chí gây ảnh hưởng, hỏng hóc ngôi nhà của hàng xóm.
Một số gia chủ vì bận rộn việc xây dựng, chuẩn bị giấy tờ, nguyên vật liệu mà quên mất phải tới hỏi thăm những người hàng xóm mới của chúng ta. Sẽ chẳng ai muốn bị hàng xóm ghét ngay khi mới vừa chuyển đến, vậy nên hãy chuẩn bị một chút quà bánh và một khuôn mặt thân thiệt, chân thành đến hỏi thăm, xin hàng xóm thông cảm vì những bất tiện trong suốt quá trình xây nhà. Đặc biệt chú ý và báo đến các gia đình có nhà chạm vách về việc thi công này và xác nhận sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến ngôi nhà của họ.
Kinh nghiệm làm nhà mới
Đối với những người mới lần đầu xây nhà có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm đến, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn những kinh nghiệm xây nhà mới:
Kinh nghiệm thi công móng nhà
Dựa vào các yếu tố như kết cấu của đất, trọng tải, chiều cao của công trình mà sẽ lựa chọn kiểu móng nhà phù hợp, các loại móng thường dùng như:
- Móng đơn: chịu được lực ở giới hạn trung bình, phù hợp với những ngôi nhà từ 1-3 tầng
- Móng bè: là sự lựa chọn tốt cho việc thi công tại những nơi đất yếu hay những công trình nhà cao tầng và tầng hầm
- Móng băng: là loại móng được sử dụng nhiều nhất do chịu được lực khá tốt.
- Móng cọc: với ưu điểm là thi công nhanh gọn, khả năng chịu lực cực tốt nên thường được các chủ thầu đưa vào danh sách ưu tiên thi công loại móng này.
Còn có rất nhiều cách phân chia loại móng như chia theo vật liệu xây dựng, cách chế tạo, trọng tải có thể chịu được,… còn trên đây là dựa theo phương pháp thi công để phân chia các loại móng trên.
Để chọn được loại móng nhà phù hợp với nền đất các nhà thi công phải có kinh nghiệm xây nhà nhiều năm mới có thể chọn lựa được loại móng nhà phù hợp. Việc chọn móng nhà phù hợp còn giúp công trình nhà ở vững chắc hơn tránh những tai nạn đáng tiếc như nứt vỡ, sạt lở,… về sau này.
Cốt pha, cốt thép, bê tông
Cốt pha, cốt thép, bê tông là những thành phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng, với mỗi vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong từng giai đoạn xây dựng. Để biết rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cho từng loại trên:
- Cốt pha: có tác dụng như một cái khung giúp định hình kết cấu của bê tông, nó quyết định đến hình dạng, kích thước và chất lượng của bê tông. Vậy nên phải có được cốt pha chất lượng thì mới đảm bảo được an toàn và chất lượng của ngôi nhà. Có nhiều công trình nhà ở sụp đổ cũng một phần nguyên nhân từ cốt pha.
- Cốt thép: cốt thép chịu được lực lớn trong cả căng và nén. Các trường hợp bị nứt vỡ, rỗ bê tông sẽ được ngăn ngừa và giảm thiểu nhờ đặc tính kéo của cốt thép.
Hồ bê tông có chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ bền ngoài, vậy nên khi thi công vào mùa khô sẽ khó khăn hơn do sự giãn nở vì nhiệt của khối bê tông. Các nhà thầu thi công thường chừa lại một khoảng trống nhỏ giữa các tấm bê tông để phòng ngăn sự giãn nở vì nhiệt đó.
Những lỗi xuất hiện trong xây dựng thường mang tính kỹ thuật cao, nếu không phải người có kinh nghiệm xây dựng sẽ rất khó để phát hiện ra. Chỉ trừ một số trường hợp lỗi hiện rõ ra bề ngoài như các vết nứt, rỗ trên bê tông.
- Bê tông: được chia làm bê tông tươi (hỗn hợp nước, cát và xi măng) và bê tông đặc. Ngoài ra còn có rất nhiều loại như bê tông nhẹ, nặng, bê tông cực nặng, bê tông khô và bê tông cường độ cao,… Chúng được người thợ kết lại với nhau tùy theo mục đích và có thể được thêm nhiều loại khác nữa như phụ gia chống thấm, làm chậm quá trình đông đặc, phụ gia chống sự ăn mòn của kim loại,…
Thi công phần thô
Đây là công đoạn xây dựng khung nhà cơ bản được tạo dựng bằng cách lắp ráp, dựng cốt thép, cốt pha, tiếp đến đổ bê tông, đầm sàn và cầu thang. Quá trình này đòi hỏi người làm cần có chuyên môn cao. Bởi vì những việc như đổ bê tông cốt thép toàn khối cần có công thức tỷ lệ rõ ràng với những người ngoài không lành nghề thì thực sự là công việc rất khó khăn.
Thi công phần hoàn thiện
Tới đây ngôi nhà đã dần được hoàn thiện với hình dáng cơ bản. Tại công đoạn này thì trát tường, lát gạch, gắn các hệ thống điện nước, sơn tường,.. là những công đoạn kỹ thuật chúng ta cần phải làm.
Đây là giai đoạn chủ nhà cần để tâm chú ý nhiều hơn để xem xét đánh giá các thợ làm việc bằng cách quan sát:
Khi các thợ thực hiện trát vữa chủ nhà nên chú ý quan sát lớp vữa có bị sủi nổ, bong tróc, rạn nứt hay ở giữa có những đốm trắng, vàng không.
Về công đoạn lát nền, cần phải đầm dùi thật kỹ, nén thật chặt để bảo đảm không bị sụt lún trong quá trình sinh sống, đây là công đoạn khá là quan trọng. Ngoài ra, cần phải thêm phụ gia chống thấm cho lớp vữa như vậy sẽ không có các dấu thâm đen, ẩm mốc. Đặc biệt là ở những khu vực luôn vấy nước như nhà vệ sinh càng cần phải chú ý nhiều hơn.
Những lưu ý khi bắt tay vào xây nhà
Với những người lần đầu tiên xây nhà sẽ có rất nhiều việc phải quan tâm, với khối lượng công việc nhiều như vậy chắc hẳn sẽ có không ít người mắc phải những sai lầm không đáng có. Đầu tiên phải kể đến việc chọn đất phù hợp, chọn thời điểm xây nhà, thời gian thi công.
Cần tham khảo những người đã có kinh nghiêm xây nhà để có thể lắng nghe những lời khuyên để chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt một cách hợp lý nhất.
Để ý đến các thành viên trong gia đình để sắp xếp bố trí ngôi nhà một cách hợp lý như việc xây dựng cầu thang, lan can an toàn phù hợp đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.
Xem hướng và phong thủy, việc này liên quan đến yếu tố tâm linh không hoàn toàn đúng 100%. Nhưng việc lựa chọn hướng và phong thủy cũng giúp ngôi nhà bạn trông sáng sủa hơn, ngoài ra thì nó cũng đánh vào tinh thần của gia chủ yên tâm hơn từ đó làm ăn tấn tới, gặp nhiều may mắn.
Một trong những điều quan trọng nữa là cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý, giấy phép hoàn công để tránh các sự cố và mất quyền sở hữu đất ở của mình.
Trên đây là một số chia sẻ nhỏ về kinh nghiệm xây dựng nhà mới có thể giúp ích cho những người mới xây nhà lần đầu nên đọc và tham khảo để chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện nhất cho tổ ấm của mình trong tương lai.
Bài viết liên quan
Mục Lục1 Sân Pickleball Nam Định2 Sân Pickleball 163 Trần Hoà3 Cụm liên hợp sân Pickleball Cầu Giấy4 Sân Pickoland5 Địa chỉ thi công sân Pickleball chuẩn xịn Tính đến thời điểm hiện tại, Pickleball vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hầu hết các tỉnh trên đất nước ta đều đã có hệ thống […]
Mục Lục1 Ưu điểm mẫu nhà mặt tiền 6m2 Bản vẽ thiết kế nhà mặt tiền 6m chi tiết từ kỹ sư 3 59+ mẫu thiết kế nhà mặt tiền 6m hiện đại, HOT nhất 20243.1 Mẫu nhà mặt tiền 6m hiện đại3.2 Bản vẽ thiết kế nhà mặt tiền 6m 1 tầng3.3 Mẫu thiết kế […]
Mục Lục1 Biệt thự song lập là gì?2 Ưu điểm của mẫu biệt thự song lập3 Phân biệt biệt thự song lập với biệt thự đơn lập, tứ lập và liền kề4 Một số mẫu biệt thự song lập hiện đại, giá tốt nhất cho chủ đầu tư5 Kết luận Biệt thự song lập là […]