Cách tính chi phí xây nhà đơn giản và tiết kiệm nhất
Mục Lục
- 1 Tại sao cần phải tính chi phí xây nhà?
- 2 Khi tính chi phí xây nhà ở cần lưu ý những gì?
- 3 Chi phí xây dựng nhà gồm những phần nào?
- 4 Những yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà
- 4.1 Chi phí thiết kế nhà
- 4.2 Chi phí thủ tục pháp lý trong khi tiến hành xây dựng
- 4.3 Chi phí xây dựng phần thô
- 4.4 Chi phí vật tư hoàn thiện
- 4.5 Chi phí thuê nhân công xây nhà
- 4.6 Chi phí thiết kế nội thất
- 4.7 Chi phí xây dựng sân vườn, hàng rào, cổng rào
- 4.8 Chi phí dọn dẹp mặt bằng
- 4.9 Những khoản chi có thể phát sinh ngoài dự kiến
- 5 Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tính chi phí xây nhà
- 6 Bảng dự toán chi phí xây nhà ở
- 6.1 Bảng tổng hợp dự toán xây nhà phần thô và hoàn thiện
- 6.2 Bảng dự toán chi phí thiết bị được sử dụng
- 6.3 Phần ống nước và những phụ kiện cấp nước trong sinh hoạt
- 6.4 Phần ống và những phụ kiện thoát nước trong sinh hoạt, nước mưa
- 6.5 Bảng tổng hợp chi phí trong xây dựng phần điện
- 6.6 Kinh phí phần điện nhẹ
- 7 Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị, nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín
Hầu hết gia chủ đều quan tâm đến vấn đề chi phí khi xây nhà và thường dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề này. Việc tính toán chi phí xây nhà, lập bảng dự toán xây nhà chi tiết là khâu không thể bỏ qua. Thông thường, chi phí xây dựng nhà sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhân công, vật tư,… Cùng tham khảo cách tính chi phí xây nhà trong bài viết sau đây của IGcons nhé.
Tại sao cần phải tính chi phí xây nhà?
Xây dựng nhà cửa là việc quan trọng và chiếm rất nhiều chi phí. Do vậy việc dự tính chi phí là công việc cần thiết để dự trù và chuẩn bị nhằm quyết định mức đầu tư xây nhà phù hợp.
Ngoài ra, việc dự tính này giúp chúng ta biết khoảng chi phí. Nó là cơ sở thương thảo với nhà thầu xây dựng nhà ở.
Khi tính chi phí xây nhà ở cần lưu ý những gì?
Có rất nhiều gia chủ đang có nhu cầu tính toán chi phí xây dựng nhà trước khi thi công. Nếu có thể dự toán được thì sẽ tránh các chi phí phát sinh hoặc độn chi phí lên nhiều. Dự toán chi phí xây dựng đồng thời cũng giúp chủ đầu tư bảo đảm sở hữu ngôi nhà như mong muốn.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà thầu với các mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến dự án chi phí thi công nhà như chi phí cho nhân công, mặt bằng, vị trí địa lý… Giá nhân công cũng có sự khác nhau giữa nông thôn và thành phố, vật tư ở trạng thái hiếm cũng ảnh hưởng đến chi phí xây nhà của bạn. Gia chủ cần phải xem xét thật kỹ các phần này khi tính toán chi phí.
Chi phí xây dựng nhà gồm những phần nào?
1. Chi phí dành cho phần tư vấn thiết kế (giá giao động khoảng 120 – 300k/m2 sàn)
2. Chi phí về vận hành bảo trình gồm: quản lý chất lượng, vận hành thi công, bảo trì và một số chi phí mềm khác:
a. Quản lý dự án
b. Tư vấn giám sát
c. Bảo hành bảo trì
d. Thanh tra kiểm tra xây dựng (áp dụng đối với nhà mặt đường).
3. Xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm: hồ sơ, bản vẽ, chi phí nộp cho nhà nước
4. Phá dỡ công trình cũ (phá dỡ nhà cũ, san lấp…)
5. Hàng rào, bao che chắn chống rơi vãi vật liệu….
6. Phần thô xây dựng:
a. Cừ larsen và chống đỡ các công trình cạnh bên.
b. Thi công phần cọc
c. Thi công phần ngầm
d. Thi công phần thân
e. Thi công phần mái
7. Phần hoàn thiện xây dựng
8. Thiết bị vệ sinh, thiết bị điện tử, thiết bị bếp…..
9. Thi công nội thất và trang trí
10. Sân vườn, cây xanh…
Những yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà
Chi phí thiết kế nhà
Để tiết kiệm, nhiều gia chủ đã đi sưu tầm bản thiết kế hoặc đi mua bản vẽ có sẵn. Điều này có thể là nguyên nhân của những tác hại như:
- Sai kết cấu nhà dẫn đến việc lãng phí, đổ sập.
- Không xem kỹ hướng nắng và gió khiến nhà bí bức.
- Phải lắp đặt lại hệ thống điện rất khó khăn.
- Áp dụng kiến thức những phong thủy thiếu cơ sở khoa học.
Vì vậy, chi phí cho thiết kế bản vẽ nhà là phần cần thiết và nên chi trả. Một bản vẽ hoàn chỉnh sẽ tạo được một không gian sống đẹp, vừa ý nhất, chuẩn với mảnh đất và bảo đảm thời gian hoàn thành công trình xây dựng đúng với quy định.
Đơn giá chi phí thiết kế nhà:
Chi phí thủ tục pháp lý trong khi tiến hành xây dựng
Phí xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình mới:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/giấy phép.
+ Đối với các công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép.
Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 đồng.
Đơn giá cắm mốc ranh giới
Trong trường hợp ranh giới trên thực địa tại mảnh đất gia đình bạn thì bạn có thể cần phải yêu cầu cơ quan địa chính xuống đo, kiểm tra và cắm mốc ranh giới. Bạn sẽ mất phí dựa trên quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh của bạn.
Các loại phí cần biết khi xin cấp sở hữu nhà ở
– Lệ phí trước bạ là 0,5% tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và áp dụng.
– Tiếp theo là Lệ phí cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” là không quá 100.000 đồng đối với cấp mới; tối đa 50.000 đồng đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
– Cuối cùng là Lệ phí thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% tính trên giá trị chuyển nhượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Chi phí xin cấp điện
– Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ; Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
* Nếu khách hàng muốn thay đổi vị trí hệ thống đo đếm điện, toàn bộ chi phí phần này sẽ do khách hàng thanh toán. Trường hợp những thay đổi này đến từ Đơn vị Điện lực thì toàn bộ chi phí sẽ do Đơn vị Điện lực đầu tư.
Chi phí xin cấp số nhà
Nếu cấp mới thì không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.
Nếu cấp lại thì không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà.
Chi phí xây dựng phần thô
Thi công thô là công đoạn xây dựng móng, mái, khung xương của ngôi nhà nhằm định hình các khu vực và chức năng trong từng khu vực đó. Giai đoạn này có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, bền vững của ngôi nhà. Giá cả phần xây dựng thô sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Quy mô công trình.
- Vật tư thô.
- Nhân công.
- Kết cấu địa chất.
- Bản thiết kế nhà.
Chi phí vật tư hoàn thiện
Sau khi phần thô được hoàn thành thì sẽ đến giai đoạn thi công hoàn thiện bao gồm những việc như trát tường, sơn, láng sàn, lát gạch, lắp đặt hệ thống điện nước,… Phần chi phí hoàn thiện này sẽ được tính riêng so với phần xây dựng thô.
Hiện nay có 2 cách tính chi phí vật tư hoàn thiện mà bạn có thể tham khảo, đó là:
Cách 1: Tính dựa trên mét vuông, cách tính này sẽ được áp dụng khi khách hàng chọn một đơn vị thầu trọn gói vật tư hoàn thiện.
Tổng chi phí vật tư hoàn thiện = Tổng diện tích thi công x giá trên 1 mét vuông
Mỗi công ty thầu sẽ cung cấp nhiều gói với mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Sự chênh lệch giữa các mức giá sẽ đến từ sự khác nhau về chất lượng vật tư, thương hiệu vật tư…
Trong quá trình thi công, gia chủ có thể thay đổi vật tư cho phù hợp với thực tế.
Cách 2: Tính tổng chi phí của các vật tư cộng lại, áp dụng trong trường hợp anh chị tự đi mua từng loại vật tư.
Gia chủ sẽ chủ động tìm kiếm đơn vị cung cấp và mua vật tư, còn phần nhân công thì thuê từ đơn vị xây dựng.
Với lựa chọn này, khách hàng sẽ sắm vật tư theo ý muốn và có thể tiết kiệm chi phí nếu mua được giá tốt. Tuy nhiên, với gia chủ không có nhiều kinh nghiệm thì có thể mua phải vật tư kém chất lượng hoặc đơn giá mua lẻ cao hơn so với công ty mua với số lượng lớn.
Chi phí thuê nhân công xây nhà
Công thức tính chi phí thuê nhân công
Tổng chi phí nhân công = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá nhân công / 1 mét vuông
Theo đó, đơn giá nhân công xây thô và hoàn thiện nhà phố cơ bản sẽ dao động từ 1.500.000 đ/m2 trở lên. Tùy theo diện tích nhà, phong cách thiết kế mà mức giá này sẽ có sự thay đổi.
Chi phí thiết kế nội thất
Chi phí cho bản vẽ thiết kế nội thất chiếm 20%.
Chi phí cho mua sắm nội thất chiếm 70%.
Chi phí cho thi công chiếm 10%.
Công thức như sau:
Tổng chi phí thiết kế nội thất = Tổng diện tích xây dựng x Giá thiết kế nội thất / 1 mét vuông
Đơn giá thiết nội thất hiện nay trên thị trường vào khoảng 200.000 – 350.000đ / mét vuông. Và sẽ thay đổi tùy theo từng công trình. Ngoài ra, giá cũng thay đổi theo từng phong cách thiết kế và sẽ chênh giá so với phong cách hiện đại khoảng 50.000 – 70.000đ/m2. Thiết kế kèm theo bản vẽ 3D thì chi phí cũng sẽ tăng thêm.
Chi phí xây dựng sân vườn, hàng rào, cổng rào
Với khu vực sân vườn, giá sẽ phụ thuộc vào chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng. Bên cạnh đó tường rào hay cổng cũng không có mức giá cố định mà tùy theo vật liệu và phong cách thiết kế.
Chi phí dọn dẹp mặt bằng
Chi phí dọn dẹp mặt bằng được tính căn cứ vào đơn giá (tính theo mét vuông) x với tổng diện tích công trình.
Tuy nhiên, chi phí này thường hay thay đổi do phụ thuộc vào nhiều yếu như quy mô, kết cấu, ….
Những khoản chi có thể phát sinh ngoài dự kiến
Dự trù chi phí thi công nhà thường sẽ không thể chính xác 100% bởi nó sẽ có những khoản phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, nếu khoản chi phí này được tính toán kỹ thì sẽ giúp gia chủ giảm bớt gánh nặng hơn.
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tính chi phí xây nhà
Cách tính chi phí xây dựng nhà
Diện tích xây dựng = Tổng diện tích mái các tầng
– Diện tích mái: Để có được diện tích sàn tổng thể, bạn cần phải cộng dồn tất cả diện tích sàn với nhau. Nhà xây bao nhiêu tầng sẽ cộng bấy nhiêu sàn lại với nhau.
– Chi phí xây dựng nhà: Sau khi có được diện tích sàn tổng thể bạn nhân tổng diện tích sàn với đơn giá xây dựng trọn gói tại Hà Nội khoảng từ 6 đến 10 triệu đồng.
– Lưu ý: Nếu móng nhà sử dụng móng cọc thì chi phí sẽ chịu ảnh hưởng bởi chiều dài của cọc bạn có thể tham khảo địa chất lân cận để dự trù thêm phần chi phí này.
Cách tính dự trù chi phí xây dựng nhà cấp 4 chi tiết nhất
Ví dụ Bạn muốn xây nhà trên mảnh đất có diện tích 150m2 bao gồm các công năng: 1 phòng khách, 1 phòng thờ và 3 phòng ngủ. Cụ thể là 120m2 để xây dựng và 30m2 để dành cho trang trí sân vườn.
Như vậy sẽ được tính như sau:
– Diện tích sàn tầng 1: 100% x 120m2 sàn = 120m2
Tổng diện tích xây dựng là 120m2 x đơn giá xây dựng trọn gói với chi phí vật tư trung bình là 7.000.000 = 840.000.000 VNĐ.
Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng chi tiết
Dựa vào cách tính trên, ta có công thức:
Chi phí xây nhà 2 tầng = tổng diện tích căn nhà x đơn giá thi công / mét vuông
Ví dụ: Bạn đang muốn xây một ngôi nhà có 2 tầng có diện tích 40m2 bao gồm 1 trệt, 1 lầu, mái tôn và sử dụng vật tư trung bình
Như vậy tổng diện tích xây dựng ngôi nhà này sẽ là 80 mét vuông. Cụ thể
– Diện tích tầng 1= 4 x 10 x 100%= 40m2
– Diện tích tầng 2 = 4 x 10 x 100%= 40m2
Theo đó, chi phí xây nhà 2 tầng 40m2 sẽ được tính như sau: 80m2 x 7.000.000 = Khoảng 560 triệu đồng (Bao gồm phần thô và vật liệu hoàn thiện trung bình)
Cách tính chi phí dự trù cho xây dựng nhà 3 tầng chính xác nhất
Ví dụ: Bạn đang muốn xây một ngôi nhà 3 tầng có diện tích 60m2 với kích thước 5x12m bao gồm 1 trệt, 1 lửng và 1 lầu, có phần mái bê tông cốt thép và vật tư loại trung bình.
Đầu tiên, ta có diện tích sàn là 170m2. Cụ thể
– Diện tích tầng 1 (trệt): 5x12x100= 60m2
– Diện tích tầng 2 (lầu 1): 5x12x100= 60m2
– Diện tích lửng: phần đổ sàn = 40 x 100% = 40m2, ô trống = 20×50% = 10m2
Như vậy thì chi phí xây dựng nhà 3 tầng diện tích 60m2 sẽ là:
– Đối với gói xây dựng thô: 170m2 x 4.500.000 = 765 triệu
– Đối với xây dựng trọn gói với vật tư khá: 170m2 x 8.000.000 = 1.360.000.000 VNĐ (bao gồm phần thô, nhân công hoàn thiện và vật liệu hoàn thiện chưa có đồ rời như bàn, ghế, giường)
Cách tính xây dựng nhà dựa trên mét vuông
Sau khi tính được diện tích tổng thể chính xác, chủ đầu tư có thể dựa vào đó để tính chi phí xây nhà dựa trên mét vuông. Cách tính này đang rất được áp dụng rất nhiều vì khá đơn giản mà lại nhanh chóng.
Chi phí xây dựng nhà dựa trên mét vuông sẽ dựa vào 2 loại giá:
– Đơn giá xây dựng phần thô: có giá từ 3.500.000đ/m2
– Đơn giá xây dựng trọn gói (giá sẽ thay đổi phụ thuộc vào nguyên vật tư hoàn thiện) cụ thể:
Vật tư trung bình có giá khoảng : 6.000.000 đồng
Vật tư trung bình khá có giá khoảng: 7.000.000 đồng
Vật tư khá có mức chi phí khoảng 7.500.000 đồng
Vật tư cao cấp sẽ có mức chi phí từ 8.000.000 đồng
Bảng dự toán chi phí xây nhà ở
Bảng tổng hợp dự toán xây nhà phần thô và hoàn thiện
Bảng này sẽ tổng hợp tất cả thông tin của đơn giá ở các phần từ phần móng cho tới phần mái. Bao gồm từ phần xây thô cho tới phần hoàn thiện (lát nền, sơn tường và cửa đi,..).
Bảng dự toán chi phí thiết bị được sử dụng
Phần ống nước và những phụ kiện cấp nước trong sinh hoạt
Phần ống và những phụ kiện thoát nước trong sinh hoạt, nước mưa
Bảng tổng hợp chi phí trong xây dựng phần điện
Kinh phí phần điện nhẹ
Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị, nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín
Thương hiệu, độ uy tín của nhà thầu, công ty xây dựng
Đây chính là tiêu chí đầu tiên mà gia chủ nào cũng phải nắm để lựa chọn được chủ thầu uy tín, tránh những công ty không có năng lực. Sau đây là những cách để gia chủ nhận diện được hình ảnh và thương hiệu của một đơn vị xây dựng, nhà thầu uy tín:
– Xem xét về những đánh giá của các khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
– Xem xét thái độ khách hàng khi tiếp xúc, tương tác với nhân viên, đội ngũ tư vấn.
– Xem xét thông qua các hoạt động, chiến lực marketing và truyền thông của đơn vị xây dựng.
Để làm được điều này, chủ đầu tư có thể theo dõi trên fanpage, website của nhà thầu để hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, theo dõi những bình luận của khách hàng, những tương tác giữa nhân viên với khách hàng trên mạng xã hội…
Các quy định, chính sách giá cả hợp lý
Sự chuyên nghiệp của nhà thầu không thể hiện ở giá rẻ hay cao mà là chi phí đó có hợp lý hay không. Bởi lẽ, giá rẻ thì chất lượng của ngôi nhà sẽ khó đảm bảo, còn giá cao thì ngân sách, điều kiện kinh tế lại không cho phép. Đôi khi khách hàng sẽ gặp những công ty xây dựng có giá rẻ nhưng trong hợp đồng lại có nhiều hạng mục chưa được họ đưa vào, họ chỉ đưa ra mức giá hấp dẫn để khách dễ dàng ký hợp đồng. Và sau này họ sẽ tính chi phí phát sinh cho những hạng mục đó. Cùng có những trường hợp, nhà thầu báo giá rẻ nhưng khi thi công họ sẽ sử dụng những vật liệu kém chất lượng. Điều này khiến cho ngôi nhà của bạn sẽ không được đảm bảo về chất lượng. Do đó chủ đầu tư cần cân nhắc về giá cả khi lựa chọn công ty xây dựng.
Quy trình làm việc minh bạch, chuyên nghiệp
Một đơn vị xây dựng uy tín sẽ được quyết định khi họ cung cấp một quy trình làm việc minh bạch, chuyên nghiệp, qua đó tạo được sự tin tưởng giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Ngoài ra, dịch vụ được nhiều người lựa chọn sẽ ít rủi ro hơn với dịch vụ mà ít người sử dụng.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ kiến trúc sư, nhân công
Đối với mỗi công trình khác nhau đòi hỏi quy mô, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mình mà khách hàng sẽ xem xét, chọn lựa nhà thầu phù hợp để đem lại chất lượng xây dựng hiệu quả cũng như tiến độ được đảm bảo. Một nhà thầu giỏi, chuyên nghiệp sẽ có một hồ sơ năng lực tốt phản ánh đầy đủ chuyên môn kỹ thuật và được thể hiện bằng những công trình đã thực hiện. Nhờ vào điều này chủ đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về chất lượng của nhà thầu và lựa chọn được đơn vị phù hợp với của mình.
Thời gian thi công
Bên cạnh các yếu tố như trình độ chuyên môn và kỹ thuật, khách hàng cũng nên cân nhắc về vấn đề tiến độ thi công nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình. Một nhà thầu chuyên nghiệp chắc chắn sẽ cung cấp cho khách hàng một bản kế hoạch rõ ràng, đầy đủ nội dung về các hạng mục như là biện pháp thi công, thời gian hoàn thành, thời gian bàn giao công trình, quy định về thời gian chậm trễ…
Có thể coi đây là một trong những tiêu chí nổi bật để đánh giá chất lượng nhà thầu, đơn vị xây dựng. Dựa vào bảng tiến độ thi công, chủ đầu tư có thể theo dõi, giám sát và đốc thúc tiến độ thi công, đảm bảo công trình được bàn giao đúng hạn.
Liên hệ nhà thầu, đơn vị xây dựng uy tín ở đâu?
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thông tin các đơn vị xây dựng qua một cú nhấp chuột. Tuy nhiên giữa vô vàn kết quả tìm kiếm, bạn không thể nhận biết được đâu là nhà thầu uy tín hay kém chất lượng. Do đó, nếu bạn đang cần một nhà thầu uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Trên đây là cách tính chi phí xây nhà chi tiết hiện nay cũng như một số minh họa về cách tính chi phí xây nhà… Các chủ đầu tư có thể áp dụng diện tích nhà mình để tự tính được chính xác nhất.
Bài viết liên quan
Mục Lục1 100+ mẫu nhà vệ sinh đơn giản, đầy đủ tiện nghi 1.1 Mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp1.2 Mẫu nhà vệ sinh đơn giản 2m21.3 Mẫu nhà vệ sinh 4m21.4 Mẫu nhà vệ sinh đẹp, hiện đại1.5 Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng1.6 Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm […]
Ngày 13/09/2024, IGCONS đã tiến hành khởi công công trình xây dựng trọn gói nhà phố 5 tầng tại phố Tu Hoàng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tiến độ hoàn thành công trình trong 4 tháng. Cùng IGCONS công tác chuẩn bị khởi công. Dưới đây là một số hình ảnh tại công trình […]
IGCONS làm việc xuyên lễ để đảm bảo tiến độ công trình bàn giao Chủ đầu tư vào nhà mới kịp tiến độ yêu cầu. Chúng tôi vô cùng tự hào khi là Chủ thầu tin tưởng tại đây khi được khách hàng cũ giới thiệu đến công trình này tại Khu đô thị Louis […]