Cách tính vật liệu xây nhà đơn giản và tiết kiệm chi phí

Cach-tinh-vat-lieu-xay-nha-avt

Cách tính vật liệu xây nhà đơn giản và tiết kiệm chi phí

13/07/2022

Chắc hẳn, ngoài các vấn đề về đất đai thì khi tiến hành thi công nhà thì điều mà các nhà đầu tư lưu tâm nhất chính là về chi phí của các vật liệu xây nhà. Để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn thì chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể qua bài viết sau đây:

Tại sao cần biết cách tính vật liệu xây nhà ?

Trước tiên bạn cần biết tại sao bạn cần phải tìm hiểu cách tích vật liệu xây nhà trước khi bắt đầu tiến hành thi công. Bởi:

  • Việc bạn đã nắm cách tính các vật liệu xây dựng nhà điều đó sẽ giúp bạn khi vận dụng nó sẽ có thể vạch rõ ra những khoản chi phí về các khoản vật liệu xây nhà có thể xảy ra tránh hao tốn chi phí quá mức cần thiết.
  • Không bị dư thừa nguyên vật liệu quá nhiều tránh lãng phí gây thất thoát vật liệu
  • Giúp bạn nắm rõ hơn các chi phí trong quá trình thi công để không bị lừa gạt, nói thách.

Như vậy, từ những điều trên cũng đã nói lên việc tìm hiểu cách tính vật liệu xây dựng nhà quan trọng thế nào vì chỉ cần biết vài phép tính cơ bản là những lợi ích mang lại còn nhiều hơn vậy, giúp bạn cân đối tài chính và tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Cach-tinh-vat-lieu-xay-nha

Vai trò của việc lựa chọn vật liệu xây dựng và dự trù nguyên vật liệu xây nhà

  • Nếu bạn đã lên kế hoạch dự trù vật liệu xây dựng nhà, thì chúng sẽ giúp bạn chuẩn bị tài chính chính xác hơn, ngoài ra còn giúp bạn kiểm soát được chi phí hợp lý nhất
  • Bạn sẽ hiểu được loại vật liệu nào có thể đảm bảo độ bền, chất lượng cũng như phù hợp với kiến trúc ngôi nhà
  • Dễ dàng so sánh các loại vật liệu khác nhau để tìm ra mức giá cả hợp lý phù hợp với ngân sách mà bạn đã đề ra trước đó
  • Dự trù được vật liệu xây dựng nhà tránh tình trạng lãng phí, mất mát trong quá trình xây dựng
  • Và có được bản dự trù bạn dễ dàng chọn lựa được bên cung cấp vật liệu đáp ứng nhu cầu của bạn
Vai trò của việc lựa chọn vật liệu xây dựng

Hướng dẫn tính đá, cát và xi măng cho 1m3 vữa, bê tông

  • Xi măng PCB 30
LoạiĐá (m3)Cát vàng (m3)Xi măng (kg)Nước (lít)
Vữa mác bê tông 50 và 75_1.09320210
Vữa mác bê tông 1500.9130.505288.025185
Vữa mác bê tông 2000.90.481350.550185
Vữa mác bê tông 2500.8870.45515.125185
  • Xi măng PCB40
LoạiĐá (m3)Cát mịn (m3)Xi măng (kg)Nước (lít)
Vữa mác bê tông 75 PC40_1.090245110
Vữa mác bê tông 200 PC400.860.483278185
Vữa mác bê tông 250 PC400.850.466324185
Vữa mác bê tông 300 PC400.840.45370185

=> Lưu ý: Bảng trên là số liệu tham khảo không chính xác 100% vì nó sẽ có thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ trộn các yếu tố như: lượng xi măng, độ ẩm của cát, độ hút nước của vật liệu.

Hướng dẫn tính đá, cát và xi măng cho 1m3 vữa, bê tông

Cách tính khối lượng sắt thép trên mỗi m3 xây dựng

Vị tríTừ (kg/m3)Đến (kg/m3)
Móng nhà100120
Dầm180200
Sàn nhà120150
Cột200250
Vách180200
Cầu thang120150

Ở cách tính này bạn sẽ có thể tính được khối lượng sắt thép cần dùng bằng cách lấy khoảng số liệu ở trên nhân từng cái cho diện tích. Ví dụ như diện tích là 100 m3

  • Móng nhà: 100 – 120 (kg) x 100
  • Dầm: 180 – 200 (kg) x 100
  • Sàn nhà: 120 – 150 (kg) x100
  • Cột: 200 – 250 (kg) x 100
  • Vách: 180 – 200 (kg) x 100
  • Cầu thang: 110 – 150 (kg) x 100

Cách tính chi phí xây móng nhà

Để có được một ngôi nhà vững chắc thì cái cơ bản nhất cần quan tâm đó chính là móng nhà, vì là một trong bước khởi đầu quan trọng của việc thi công nên vì vậy mà việc tính toán cũng khá phức tạp. Để thực hiện tính được chi phí móng nhà ta cần chú ý đến hai yếu tố ảnh hưởng đến bao gồm:

  • Diện tích công trình xây dựng là diện tích ngôi nhà thi công nền móng sẽ bị ảnh hưởng bởi tính chất nền đất và thiết kế của công trình
  • Đơn giá thi công là đơn giá được tính dựa theo vật tư, nhân công sử dụng khi xây dựng nền móng

Tiếp đến là công thức để tính toán chi phí xây móng nhà khách quan nhất:

  • Đối với công trình thi công dùng móng băng một phương thì:
    • Chi phí = 50% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô
  • Đối với công trình thi công dùng móng băng hai phương thì:
    • Chi phí = 70% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô
  • Đối với công trình thi công dùng móng cọc thì:
    • Chi phí = (Đơn giá x Số lượng cọc x Chiều dài cọc x Chi phí nhân công) + (Hệ số đài móng x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô)
  • Đối với công trình thi công dùng móng cọc khoan nhồi thì:
    • Chi phí = (Đơn giá cọc x Số lượng cọc x Chiều dài cọc) + (Hệ số đài móng x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô)

=> Lưu ý: Cách tính phía trên chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ tùy theo thời điểm xây dựng và vị trí địa lý khác nhau dẫn đến giá thành có thể dao động. Vì thế, để chi phí của bản thân có thể chính xác nhất bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi làm.

Cách tính chi phí xây móng nhà

Cách tính mức vật liệu xây dựng tường gạch

Trong xây dựng, thông thường ta có 2 loại tường là tường 10 và tường 20  còn tùy thuộc vào vùng miền khác nhau như ở miền bắc thì tường 10 có chiều dày là 110mm và tường 20 dày 220mm. Ở miền Nam thí số liệu có xê xích một tí với chiều dày tường 10 là 100mm còn tường 20 dày 200mm. Bởi vì tồn tại sự khác nhau này nên mỗi miền sẽ sử dụng kích thước gạch khác nhau như miền Bắc dùng gạch có kích thước 6.5 x 10.5 x 22cm. Còn miền Nam thì kích thước gạch thường là 4 x 8 x 10cm  hoặc  8 x 8 x 19cm.

Diện tích thi công tường gạch sẽ được tính theo công thức:

 ( Dài x Rộng) x 2 x Cao – Diện tích cửa đứng và cửa sổ

Định mức số lượng gạch ống cho 1m2

Định mức số lượng gạch ống cho 1m2
  • Số lượng gạch ống theo cỡ 80x80x190mm và 100x100x200mm
Định mức số lượng gạch ống cho 1m2 2
Định mức số lượng gạch ống cho 1m2 3
  • Số vữa cần dùng khi xây tường bằng gạch ống
Số vữa cần dùng khi xây tường bằng gạch ống

Định mức số lượng gạch thẻ cho 1m2

Định mức số lượng gạch thẻ cho 1m2
  • Số lượng gạch thẻ theo kích theo kích thước 5x10x20cm và 4x8x19cm
  • Số vữa cần dùng khi xây tường bằng gạch thẻ

Lưu ý khi tính số lượng gạch xây nhà

  • Khi xây tường phải xây từ dưới lên trên, vận dụng nguyên tắc tường chính xây trước, tường phụ xây sau và xung quanh xây trước và bên trong xây sau
  • Không được để gạch khô, nếu khô phải tưới nước để bảo đảm gạch không hút nước từ hồ, đồng thời khi phun vữa sẽ làm vữa mất nước dẫn đến tình trạng nứt nẻ tường
  • Không ngâm gạch quá lâu vì lâu dài tường sẽ bị “lên hoa” (mốc) về sau
  • Lúc tiến hành xây phải giăng dây để tường có thể thẳng và phẳng
  • Mặt vữa phải giao động trong khoảng 8 đến 12mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc và đảm bảo mạch no vữa
  • Xây theo cách: 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang giúp tường đứng vững
Lưu ý khi tính số lượng gạch xây nhà

Đơn giá xây tính theo một mét vuông

Thông thường nguyên vật liệu xây nhà sẽ được tính theo m2 vì đây là phương pháp phổ biến rộng rãi hiện nay do có phép toán đơn giản, nhanh chóng và gọn.

Bên cạnh đó, gia chủ cần phải tiến hành tính toán các phần diện tích trong nhà gồm tầng lầu, sân thượng, phòng và cả mái hiên theo diện tích xây nhà thực tế (phần này đã được giải thích cụ thể ở mục Cách tính vật liệu xây nhà theo diện tích)

Đơn giá xây tính theo một mét vuông

Đơn giá xây dựng phần thô

Trên thị trường, hiện nay giá xây dựng phần thô nằm trong khoảng từ 3.500.000đ đến 4.500.000đ/m2 thi công xây dựng

=> Lưu ý: Đơn giá này có thể dao động tùy theo quy mô và yêu cầu

Đơn giá xây dựng trọn gói

Đối với đơn giá xây dựng trọn gói sẽ có phần chênh lệch phụ thuộc vào chất lượng của vật tư. Hiện nay, trên thị trường của các loại vật tư từ trung bình đến tốt dao động trong khoảng 6.000.000đ đến 8.000.000đ/m2 xây dựng

=> Lưu ý: Đơn giá này có thể dao động tùy theo quy mô và nguyên vật liệu hoàn thiện

Một số kinh nghiệm chung khi lựa chọn mua nguyên vật liệu xây nhà

Hầu như nỗi lo của mỗi nhà khi tiến hành thi công xây nhà đó là đắn đo khi lựa chọn nguyên vật liệu xây nhà. Nắm được nỗi niềm này chúng tôi đã đưa đến cho bạn một số lời khuyên khi mua vật liệu xây dựng:

Những mẹo hay khi mua nguyên vật liệu xây dựng phần thô

  • Gạch xây dựng:

Bao gồm rất nhiều loại như: gạch không nung, gạch đất nung,… Để kiểm tra gạch tốt hay không ta có thể thử bằng những cách sau đây:

– Đập vỡ 1 viên gạch, nếu gạch vỡ mà vụn ra thành nhiều mảnh nhỏ thì chính là gạch không tốt, gạch tốt thì sẽ vỡ nhưng không quá vụn và nát

– Ngoài ra, bạn có thể đập 2 viên gạch với nhau và dựa vào âm thanh để phân biệt, nếu nghe dứt khoát, rõ ràng thì chất lượng tốt

– Làm rạch rời từ độ cao 1m, nếu là gạch chất lượng sẽ không bị vỡ

– Ngâm gạch trong 24 giờ và cân nếu trọng lượng gạch tăng thêm 15% thì không nên chọn

  • Xi măng

– Điều đáng lo ở xi măng là về vấn đề bị rút ruột, ăn bớt, vì thế để hạn chế rủi ro này bạn có thể cân thử một số bao xi măng để đảm bảo bằng vật liệu xây dựng của mình không bị bán gian.

  • Cát xây dựng:

– Bạn lấy 1 vốc cát nắm lại sau đó thả ra nếu vương lại trên tay là chất bẩn, bụi, bùn thì là cát không tốt vì loại cát chất lượng sẽ không chứa bụi bẩn, đất sét

  • Đá xây dựng:

– Bao gồm các loại: 1×2, 3×4, 4×6,… hiện nay trên thị trường các nhà đầu tư thường ưa dùng là 1×2, 2×3 và lưu ý cốt liệu đá sử dụng phải sạch tạp chất

  • Sắt, thép xây dựng:

Để ngôi nhà có thể bền vững thì phải lựa chọn loại thép chất lượng thỏa các tính chất là bền, dẻo, giúp hỗ trợ lớp bê tông cứng và đôi khi dễ vỡ. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn lựa chọn sắt thép chất lượng

  • Nên chọn loại sắt thép xây nhà có thương hiệu trên thị trường
  • Xác định rõ số lượng và chi phí hợp lý
  • Dặn dò kỹ khâu vận chuyển và bảo quản thép tránh bị vỡ
mẹo hay khi mua nguyên vật liệu xây dựng phần thô

Nên sử dụng nguồn vật tư gần địa điểm thi công

Để tiết kiệm được tối đa chi phí thì các vật liệu xây dựng như cát, đã,.. Khi vận chuyển những vật tư này ít nhiều gì sẽ bị rơi vãi nên vì thế bạn nên lựa chọn nguồn vật tư gần điểm thi công để giảm thiểu chi phí tối đa. Ngoài ra việc lựa chọn nơi cung cấp vật tư gần địa điểm thi công sẽ tiết kiệm được thời gian và không gian công trường. Chính vì vậy đây cũng là một lợi ích cho bạn hãy so sánh và cân nhắc thêm nhé.

Nên sử dụng nguồn vật tư gần địa điểm thi công

Lời kết

Trên đây là toàn bộ cách tính vật liệu xây nhà đơn giản và tiết kiệm tối đa chi phí mà IGcons giới thiệu đến bạn. Hãy tìm hiểu và vận dụng để hoàn thiện ngôi nhà mơ ước khiến bạn hài lòng nhất nhé.

13/07/2022

Bài viết liên quan

nhà 1 tầng 3 phòng ngủ 100m2
89+ mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ đẹp, 80m2, 100m2, 120m2 giá rẻ

Mục Lục1 Đặc điểm nhà 1 tầng 3 phòng ngủ2 Bản vẽ mặt bằng nhà 1 tầng 3 phòng ngủ3 Dự toán chi phí xây nhà 1 tầng 3 phòng ngủ4 89+ mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ đẹp, hiện đại diện tích 80m2,100m2,120m24.1 Thiết kế nhà 1 tầng 3 phòng ngủ 80m24.2 Nhà […]

Xem chi tiết

nhà tân cổ điển 3 tầng 2 mặt tiền
111+ mẫu nhà tân cổ điển 3 tầng 2 mặt tiền đẳng cấp, sang trọng

Mục Lục1 Đặc điểm nổi bật nhà tân cổ điển 3 tầng 2 mặt tiền2 Bản vẽ nhà tân cổ điển 3 tầng 2 mặt tiền3 Nguyên tắc thiết kế nhà 3 tầng 2 mặt tiền tân cổ điển3.1 Nội thất và kiến trúc phải có sự hòa quyện3.2 Đảm bảo công năng sử dụng3.3 […]

Xem chi tiết

mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp
55+ mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp, hiện đại, hợp xu hướng 2024

Mục Lục1 Đặc điểm mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp2 Bản vẽ thiết kế nhà vuông 3 tầng3 55+ mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp, hiện đại3.1 Mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp ở nông thôn3.2 Mẫu nhà vuông 3 tầng đẹp hiện đại3.3 Mẫu nhà vuông 3 tầng mặt tiền 8m3.4 Mẫu nhà vuông […]

Xem chi tiết

0838.909.468